Mồ mả là nơi chôn cất thi thể, hài cốt của cá nhân; được xem là một trong những nét văn hóa của người phương Đông. Thể hiện sự tín ngưỡng, tâm linh của người Việt Nam. Do đó, pháp luật cũng có những quy định để bảo vệ mồ mả của cá nhân; cũng như có những biện pháp chế tài đối với những người có hành vi cố ý xâm phạm mồ mả. Trong bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
1. Xâm phạm mồ mả là gì?
Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác; hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, nghi lễ, tôn giáo của cộng đồng dân cư; xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết.
Khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả; còn cần hiểu theo nghĩa rộng là hành vi xâm phạm đến không gian (phạm vi); hình dáng, tường rào bao bọc xung quanh ngôi mộ. Bởi vị trí ngôi mộ được xây dựng có mối liên hệ hữu cơ với mục đích giữ gìn; bảo vệ xác, hài cốt, tro hài cốt của người có ngôi mộ đó. Do vậy mọi hành vi làm biến dạng kiến trúc liên quan đến mục đích bảo vệ người đã chết được nguyên vẹn, đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả.
2. Cấu thành của tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Khách thể của tội phạm
Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt là tội xâm phạm đến trật tự, an toàn đối với thi thể, phần mộ và hài cốt của người chết; thông qua đó đã xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện một trong các hành vi sau đây:
– Đào, phá mồ mả là hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng mồ mả; làm cho mồ mả không còn nguyên vẹn như trước. Tuy nhiên, nếu hành vi đào, phá mồ mả; nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không coi là hành vi phạm tội.
– Chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ: Hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ thường đi kèm với hành vi đào, phá mồ mả (đào phá mồ mả để chiếm đoạt những đồ vật để trong quan tài); nhưng cũng có trường hợp người phạm tội không đào, phá mồ mả nhưng vẫn chiếm đoạt những đồ vật để trong mộ, trên mộ như: Lợi dụng việc đổi mộ (bốc hài cốt) để chiếm đoạt đồ trang sức chôn theo người chết; lấy các đồ vật có giá trị để trên mộ (bát hương, lọ hoa, di ảnh,…).
Khi xác định hành vi phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cần chú ý đến phong tục; tập quán, truyền thống của từng địa phương, từng dân tộc để xác định hành vi xâm phạm thi thể; mồ mả, hài cốt đã nghiêm trọng tới mức cần truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa. Không phải truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi xâm phạm mới có tác dụng giáo dục, phòng ngừa tội phạm mà việc truy cứu trách nhiệm hình sự còn phải căn cứ vào phong tục, tập quán, đời sống tâm linh của những người thân của người quá cố.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức rõ việc làm của mình là trái pháp luật; thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc để mặc hậu quả xảy ra.
Hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt có thể xuất phát từ những động cơ, mục đích khác nhau như vụ lợi, trả thù cá nhân, mê tín, dị đoan…
3. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Bên cạnh việc phải chịu trách nhiệm hình sự; thì người có hành vi xâm phạm mồ mả sẽ phải bồi thường về dân sự; cho gia đình người bị xâm phạm về chi phí khắc phục thiệt hại; thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm gồm những khoản như: chi phí mua vật liệu xây dựng; chi phí thuê nhân công xây dựng, sửa chữa lại những hư hỏng, thiệt hại mà người gây thiệt hại đã gây ra… theo quy định tại Điều 607 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 607. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả:
Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.
Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015, việc thực hiện bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả phải dựa trên cơ sở nguyên tắc bồi thường như sau:
Thứ nhất, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời:
– Mức bồi thường và hình thức, phương thức bồi thường được thực hiện trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên như bồi thường bằng tiền, hiện vật, bồi thường một hoặc nhiều lần,…trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Tính kịp thời khi thực hiện trách nhiệm bồi thường thể hiện qua việc Tòa án phải giải quyết trong thời gian pháp luật quy định và trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Thứ hai, trong trường hợp người gây ra thiệt hại khi xâm phạm mồ mả gây ra thiệt hại quá lớn so với khả năng bồi thường của mình nhưng không có lỗi hoặc do lỗi vô ý thì có thể được giảm về mức bồi thường thiệt hại.
Thứ ba, mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả có thể được thay đổi bởi Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của một trong các bên khi có căn cứ cho thấy mức bồi thường đó không còn phù hợp.
Thứ tư, nếu trong trường hợp thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm có lỗi của thân nhân người chết, hoặc do người có trách nhiệm quản lý, bảo quản mồ mả không áp dụng các biện pháp hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại,…thì bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường.
Trên đây là bài viết Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.